Độ cao trần nhà như thế nào là hợp lý ?

Chủ đề hot:

Tử vi 2024

Hot

Lượt xem: 41

Độ cao trần nhà cũng là một phần trong nghiên cứu phong thủy phòng khách và phong thủy nhà ở. Tưởng chừng đơn giản, thiết kế trần nhà với độ cao hợp phong thủy có thể mang lại cuộc sống thịnh vượng cho ngôi nhà của gia chủ.

Trần nhà là bộ phận quan trọng trong kết cấu nhà ở, giúp chúng ta che mưa che nắng, ngăn các tầng, góp phần rất lớn tạo nên không gian của căn phòng và nhà ở.

Nhưng làm thế nào để độ cao trần như thế nào là hợp lý ? Cùng Phước Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Thiết kế độ cao trần nhà
Thiết kế độ cao trần nhà

Ý nghĩa của độ cao trần nhà 

Độ cao trần nhà hay nóc nhà ở vùng khí hậu nước ta cần đáp ứng yêu cầu thoáng mát, dễ nhận gió mát tự nhiên. Ngoài ra độ cao vừa phải để đảm bảo tiện nghi cuộc sống: Thí dụ, trần nhà đặt cao quá sẽ gây khó khăn cho việc lắp đặt và thay thế thiết bị điện, hoặc làm cho cầu thang trở nên phức tạp như độ dốc tăng, số bậc tăng, nếu dùng điều hòa nhiệt độ thì tốn năng lượng…

Một ngôi nhà có độ cao phù hợp tạo cảm giác ngôi nhà thoáng mát sẽ tạo điều kiện cho ngôi nhà trở nên sung túc hơn, thu hút tài lộc và may mắn đến với gia chủ.

Do đó thiết độ cao trần nhà sao cho phù hợp với phong thủy và vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ là điều rất quan trọng.

Độ cao trần nhà sẽ tạo cảm giác rỗng rãi hoặc chạt hẹp khi nhìn vào ngôi nhà.
Độ cao trần nhà sẽ tạo cảm giác rỗng rãi hoặc chạt hẹp khi nhìn vào ngôi nhà.

Nguyên tắc thiết kế độ cao trần nhà 

Độ cao trần nhà hay nóc nhà được tính từ cao độ + 0,00 của mặt nền nhà tới mặt trên của sàn nhà hay mặt trên của thanh nóc nhà (nếu là nhà mái dốc). thể lấy theo nhiều cách sau đây: 

Theo kích thước tiêu chuẩn kỹ thuật:

Lấy theo mô dun kích thước ở nước ta theo truyền thống Mô dun 3.

Cụ thể kích thước chia chẵn cho 3. Thí dụ khung kỹ thuật hợp lý cho độ cao trần nhà ở nước ta là 2,1; 2,4; 2,7m (cho tầng hầm hoặc gác xép); 3,0; 3,3; 3,6; 3,9, 4,2m…(cho các tầng trên). Đối với nhà ở gia đình. nên lấy độ cao trần nhà 3,0- 3,3m là vừa phải. Không nên quá 3,6m

Chiều cao trần nhà xây dựng tại Việt Nam sẽ được chia làm 3 mức cơ bản sau:

  • Phòng thấp từ 2,4 đến 2,7 mét
  • Phòng tiêu chuẩn từ 3 đến 3,3 mét
  • Phòng cao từ 3,6 đến 5 mét
  • Nhà có chiều cao trần càng cao thì sẽ có chi phí xây dựng cao hơn.

Theo kích thước Lỗ Ban:

Lấy vào các cung tốt của thước Lỗ Ban với các kích thước gần sát với kích thước theo khung kỹ thuật nêu trên. Việc lấy độ cao trần và nóc nhà theo kích thước Lỗ Ban là rất khó, vì kích thước Lỗ ban có độ chính xác tới 5mm, sai lệch quá 5mm có thể từ cung tốt chuyển sang cung xấu của thước.

Muốn vậy cần phải đánh cao độ mặt nền chính xác lên tường, rồi trong quá trình xây dựng phải dắt kích thước rất chính xác từ cao độ này lên trên để đổ bê tông mái hoặc đặt thanh nóc của nhà. Đến khi lát nền lại phải lát đúng chính xác cao độ nền đã đặt.

Nguyên tắc thiết kế độ cao trần nhà
Nguyên tắc thiết kế độ cao trần nhà

Tính từ mặt sàn 

Từ mặt sàn đến trần nhà, không gian kiến trúc được chia thành 3 tầng là thái âm, thái hòa, thái dương.

  • Tầng thái âm thường có độ cao khoảng 40cm tính từ mặt sàn nhà, chứa nhiều sát khí âm.
  • Tầng thái dương thường có độ cao khoảng 60cm tính trừ trần nhà, chứa nhiều sát khí dương.
  • Tầng thái hòa là tuyến thở của con người và là khoảng giao thoa giữa tầng thái dương và thái âm.

Vì vậy, để cho không gian sống và làm việc của bạn có khí dương và khí âm chiếm lấy tuyến thở, gia chủ cần thiết kế nhà theo tỷ lệ tham khảo như sau:

  • Đối với phòng diện tích lớn hơn 30m2 , chiều cao trần nhà phải đạt từ 3,25m đến 4,10m.
  • Đối với phòng diện tích từ 30m2 trở xuống, chiều cao trần nhà phải tối thiểu bằng 3,15m.  
  • Đối với tất cả không gian, tầng thái hòa nên có chiều cao khoảng 1,8 đến 25m tính từ mặt sàn nhà.

Tình theo số bậc thang

Độ dốc cầu thang hợp lý nhất sẽ rơi vào khoảng 33 đến 36 độ, ứng với chiều cao bậc từ 165 đến 180 mm. Người ta cũng lấy số bậc theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử để xác định số bậc thang. Theo đó, các con số 13, 17, 21 và 25 bậc thang sẽ thuộc cung Sinh.

Dựa vào điều kiện khí hậu

Khí hậu ở Việt Nam thường xuyên nắng nóng nhưng cũng có những tháng mát mẻ. Vì vậy, cần thiết kế chiều cao trần trung bình trong khoảng 3 đến 3,3 mét. Chiều cao này sẽ giúp tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa.

Ở những khu vực có khí hậu ôn hòa ổn định, không chịu sự tác động của khí hậu khắc nghiệt thì chiều cao phù hợp sẽ từ 3, 3 đến 4,5 mét.

Lưu ý

Độ cao trần nhà còn được xác định dựa trên yếu tố kiến trúc cũng như nhu cầu sử dụng của từng không gian chức năng: Chẳng hạn như:

  • Phòng khách sẽ có chiều cao từ 3,6 đến 5 mét. Bởi đây là khu vực sinh hoạt chung, cũng là nơi tiếp khách nên cần không gian rộng rãi và thoáng đãng.
  • Phòng ngủ, phòng ăn và phòng bếp có chiều cao trần tiêu chuẩn từ 3 đến 3,3 mét. Một chiều cao lý tưởng để tạo cảm giác yên tâm, ấm cúng, không quá chật mà cũng không quá lạnh lẽo.
  • Phòng thờ được xác định chiều cao trong khoảng 3 mét đến 3,6 mét. Yêu cầu không gian phải thật thoáng đãng, thông khí và trang nghiêm.
  • Phòng tắm, phòng kho và nhà để xe có chiều cao trần từ 2,4 đến 2,7 mét. Sở dĩ chiều cao được xác định thấp như vậy là vì tần suất sử dụng các phòng này thấp. Xây chúng nhỏ hơn với chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và chi phí xây dựng.

Để tìm hiểu chi tiết thiết kế độ cao trần nhà, hay có bất kỳ thắc mắc nào khác, quý bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi qua số hotline: 079 9 079 100

Và để tìm hiểu thêm thông tin về phong thủy, truy cập fanpage Facebook PHONG THỦY PHƯỚC KHANG và kênh Youtube Phong thủy Phước Khang

 

Cùng chuyên mục

Phong Thủy Phước Khang có thể giúp gì cho Bạn ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN VÀ NHẬN TƯ VẤN TỪ PHƯỚC KHANG

Tư vấn miễn phí từ thầy Quảng Tòng