Tứ tượng phong thủy (hay tứ thánh thú hay tứ linh) là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… Trong thần thoại Trung Hoa cổ đại có sự xuất hiện của tứ linh là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Tứ tượng tương ứng với 4 hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc. Bên cạnh đó, mỗi vị thần sẽ canh giữ 7 chòm sao trong 28 chòm sao trong thiên văn của Trung Hoa. Vậy tứ tượng là gì và ý nghĩa tứ tượng phong thủy là gì? Cùng phong thủy Phước Khang tìm hiểu dưới đây nhé !
Tứ tượng phong thủy là gì ?
Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông.
Tứ tượng phong thủy (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
* Thanh Long của phương Đông
* Chu Tước của phương Nam
* Bạch Hổ của phương Tây
* Huyền Vũ của phương Bắc
Tứ tượng phong thủy được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)
Thanh Long
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong tứ tượng phong thủy của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
- Giác Mộc Giảo (sao Giác)
- Cang Kim Long (sao Cang)
- Đê Thổ Lạc (sao Đê)
- Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
- Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
- Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
- Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
Bạch Hổ
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”.
Bạch Hổ là một trong những tứ tượng phong thủy và cũng được đề cập rộng rãi trong phong thủy, âm dương và triết học. Hình tượng của thần thú này là hổ mang sắc trắng, là màu của hành Kim ở phương Tây và tương ứng với mùa Thu.
Huyền Vũ
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hy là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Huyền Vũ (玄武) là một trong tứ tượng phong thủy của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).
Chu Tước
Chu Tước (朱雀) cũng là một trong tứ tượng phong thủy của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
- Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
- Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
- Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
- Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
- Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
- Dực Hỏa Xà (sao Dực)
- Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Lịch sử hình thành tứ tượng phong thủy
Trung Hoa cổ đại là nơi cho ra đời khái niệm Tứ Tượng Phong Thủy và được cho là vào đời Xuân Thu- Chiến Quốc. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu và bằng chứng xác định chính xác thời điểm nhưng nhìn chung khái niệm này ra đời và lưu hành ở xã hội Trung Hoa từ xa xưa.
Những hình ảnh về tứ tượng đã xuất hiện từ rất lâu, cụ thể từ thời cổ đại đã có nhiều vết tích xuyên suốt trong lịch sử Trung Hoa và các nước phương Đông
Chẳng hạn, trên bản sách thẻ tre Dung Thành Chí được khôi phục vào năm 1994, có niên đại từ thời Chiến quốc (khoảng 453–221 TCN), cho rằng có năm phương hướng thay vì bốn và tương ứng với năm sinh vật.
Theo tài liệu này, Đại Vũ đã trao cờ hiệu chỉ hướng cho người dân của mình, mỗi cờ hiệu có các biểu tượng tương ứng: phía bắc hình chim, phía nam có hình rắn, phía đông hình mặt trời, phía tây hình mặt trăng và trung tâm là hình gấu.
Bộ tứ tượng Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ đã xuất hiện trong Kinh Lễ và được chấp nhận phổ biến. Theo đó, bốn sinh vật này là đại diện của bốn phương tương ứng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Theo học giả Trần Cửu Kim, tứ tượng thực chất có nguồn gốc các vật tổ trong tín ngưỡng của các dân tộc tại bốn phương. Rồng (Thanh Long) là vật tổ của người Đông Di ở phía Đông, rắn rùa (Huyền Vũ) là vật tổ của người Hoa Hạ ở phía Bắc, hổ (Bạch Hổ) là vật tổ của người Tây Khương ở Phía Tây, chim (Chu Tước) là vật tổ của người Thiếu Hạo ở phía Nam.
Màu sắc ứng với tứ tượng được cho là phù hợp với màu đất ở các khu vực tương ứng của Trung Quốc: đất ngập nước màu xám xanh ở phía đông, đất giàu sắt đỏ ở phía nam, đất mặn màu trắng ở các sa mạc phía tây, đất đen giàu chất hữu cơ ở phía bắc, và đất vàng từ cao nguyên hoàng thổ trung tâm.
- Nước là Thanh Long (màu xanh biển)
- Lửa là Chu Tước (màu đỏ)
- Gió là Bạch Hổ (màu trắng)
- Đất là Huyền Vũ (màu đen)
Ngoài ra, trong Đạo giáo thì tứ tượng đại diện cho các vị nho giáo nổi tiếng thời xưa của lịch sử Trung Hoa, theo đó:
- Thanh Long có tên là Mạnh Chương
- Chu Tước có tên là Lăng Quang
- Bạch Hổ có tên là Giám Binh
- Huyền Vũ có tên là Chấp Minh
Ý nghĩa tứ tượng phong thủy
Việc quan sát tứ tượng phong thủy, cùng các tinh tú trong hệ thống nhị thập bát tú trong quá trình vận hành chuyển động của chúng có thể sử dụng để lựa chọn ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian, mùa vụ phục vụ cho canh tác nông nghiệp, dự báo những biến động thời tiết, hay biến động của cuộc sống xã hội, cũng nhữ nền kinh tế chính trị thời cổ đại.
Hội tụ đủ tứ tượng phong thủy Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là điều cần thiết để có địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.
Tứ tượng phong thủy còn tương ứng với bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc và bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Tứ tượng cũng tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển – Thanh Long), lửa (đỏ – Chu Tước), gió (trắng – Bạch Hổ) và đất (đen – Huyền Vũ).
Trong dân gian, tứ tượng phong thủy là linh vật cai quản bốn phương vũ trụ. Tứ tượng cho các vị thần vừa có trách nhiệm quản lý, vừa ban phước lành cho con người.
- Thanh Long: trông coi quân sự và hộ mệnh về sức mệnh
- Bạch Hổ: trông coi biên cương và hộ mệnh về uy quyền
- Chu Tước: trông coi năng lượng, ánh sáng và hộ mệnh về sự phát triển
- Huyền Vũ: trông coi tuổi thọ, vận mệnh và hộ mệnh về may mắn và phúc lộc
Bên cạnh đó thì tứ tượng phong thủy còn được tìm hiểu khi lập thế trận trong quân sự. Các vị tướng sẽ phân thành tả đội, hữu đội, tiền đội và hậu đội. Việc ứng dụng tứ tượng vào việc chiến đấu là chiến lược trong quân đội rất hiệu quả. Ngày nay, vũ khí hiện đại và kỹ năng tác chiến được nâng cao hơn. Chính vì thế việc sử dụng tứ tượng cũng có sự thay đổi.
Tượng Quan Công Thiên Hậu Đá Cẩm Thạch Thạch Anh giúp trấn trạch nhà cửa
Không chỉ Tứ Tượng Phong Thủy giúp cai quản đất đai, đem tới may mắn phúc lộc mà Tượng Quan Công Thiên Hậu Đá Cẩm Thạch Thạch Anh cũng là vật phẩm giúp trấn trạch, xua đuổi tà khí, điều kém may mắn và những kẻ tiểu nhân. Ngoài ra Tượng Quan Công Thiên Hậu Đá Cẩm Thạch Thạch Anh còn mang lại sự trang nghiêm, ấm cúng, cảm giác có thần phật che chở, tại nơi đặt tượng ngoài ra còn đem lại bình an, tài lộc cho gia chủ.
Nếu bạn có thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số hotline:079 9 079 100
Và để theo dõi thêm các thông tin về phong thủy Phước Khang, truy cập fanpage FacebookPHONG THỦY PHƯỚC KHANGvà kênh YoutubePhong thủy Phước Khang.