Lễ cúng Tết Đoan Ngọ là một phần quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Người ta tin rằng vào thời điểm này, âm khí trở nên mạnh mẽ, có thể tác động đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Bằng việc cúng Tết Đoan Ngọ, người ta mong muốn loại bỏ hết những yếu tố tiêu cực, tạo sự bình an và may mắn cho gia đình. Để hiểu rõ hơn về ngày lễ này cũng như cách chuẩn bị mâm cúng ra sao, cùng Phong Thủy Phước Khang đến ngay với bài viết sau đây bạn nhé.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết Trùng Nguyên, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa dân gian của người Việt Nam. Ngày này thường rơi vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe và xua đuổi các tà ma, quỷ dữ ra khỏi người và gia đình.
Theo truyền thống dân gian, vào mùa hè, đặc biệt là trong tháng 5 âm lịch, thời tiết nóng bức tạo điều kiện cho vi khuẩn và dịch bệnh phát triển mạnh. Do đó, ngày Tết Đoan Ngọ trở thành dịp để người Việt thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe, như cúng tế, tắm rửa, đeo đuổi quỷ dữ và tắm sông để loại bỏ tà ma, quỷ ám, và tẩy trừ bệnh tật.
Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ cũng là việc kết hợp giữa hai yếu tố tâm linh và vật chất, mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất cho con người. Ngoài việc cúng tế và làm lễ, ngày Tết Đoan Ngọ còn là dịp để người dân tập trung vào việc tẩy trừ bệnh tật, loại bỏ tà ma, và tạo ra một môi trường sạch sẽ, trong lành cho cuộc sống hàng ngày.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm các vật phẩm cơ bản như sau:
- Hương, hoa tươi và giấy tiền vàng mã;
- Rượu nếp;
- Các loại rau củ quả tươi khác;
- Bánh tro, bánh ú và cơm rượu nếp;
- Xôi và chè.
Ngoài ra, sự có mặt của vải hay mận trên mâm cúng là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, tùy vào vùng miền địa phương mà trên mâm cúng Mùng 5 tháng 5 sẽ có sự thay đổi ít nhiều, cụ thể:
Miền Bắc | Về rượu cúng, người miền Mắc có thể đặt lên mâm cúng thêm bình rượu nếp cái hoa vàng hay rượu nếp cẩm. |
Miền Trung | Người dân miền Trung thì hay cúng thêm cơm rượu, thịt vịt cùng chè kê |
Miền Nam | Người trong Nam cũng cúng rượu tương tự ngoài Bắc, và trên mâm cung sẽ để thêm bán ú, chè trôi nước. |
Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Dưới đây là bài văn khấn Tết Đoan Ngọ đầy đủ mà bạn có thể tham khảo như sau:
“Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!”
Một số lưu ý khi cúng Tết Đoan Ngọ
Do là dịp lễ cúng quan trọng và để tránh có điều sai sót xảy ra thì khi cúng Tết Đoan Ngọ bạn cần nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nên để mâm cúng trên bàn thờ gia tiên hay vị trí trước nhà;
- Giờ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ thường là vào buổi trưa, tầm từ 11h – 13h. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện lễ cúng vào buổi sáng sớm hơn;
- Trong quá trình khấn, gia chủ sẽ đọc văn khấn trước rồi sau đó thắp nhang lên bàn thờ gia tiên để cầu mong tài lộc.
Những điều không nên thực hiện trong Tết Đoan Ngọ
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, theo ông bà đi trước thì chúng ta cần nên tránh thực hiện các việc như:
Không soi gương sau nửa đêm
Theo quan niệm dân gian, sau 12 giờ đêm mùng 5 tháng 5, năng lượng tâm linh hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy, tốt nhất là hạn chế việc soi gương hoặc chụp ảnh trước gương trong thời gian này để tránh thu hút sự ảnh hưởng tiêu cực của tà khí có thể gây hại cho sức khỏe.
Tránh dừng chân nơi âm u
Vào ngày này, người xưa thường khuyên rằng mọi người không nên dừng chân lại quá lâu ở những nơi có âm khí u ám, thiếu ánh sáng như nghĩa trang, bệnh viện, nhà tang lễ khi ra khỏi nhà, vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, không chỉ trong ngày đặc biệt này, trong các ngày thường bạn cũng nên tránh dừng lại ở những nơi này, vì thực tế cho thấy những nơi này có thể chứa các nguy cơ liên quan đến mầm bệnh.
Tránh làm rơi hay mất tiền
Việc đánh rơi tiền vào ngày mừng 5 tháng 5 trong dân gian ý chỉ là hành vi đánh rơi tài lộc, vì thế khi đi ra ngoài bạn hãy nên cẩn thận và giữ gìn tài sản của bản thân.
Kiêng để dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, từ “tà” có âm đồng với giày dép. Nếu để giày dép lộn xộn, có thể dễ dàng thu hút tà khí. Vì vậy, hãy chú ý sắp xếp giày dép gọn gàng để tránh ảnh hưởng đến luồng tài lộc và cả tình duyên của bạn.
Chúng tôi vừa trình bày chi tiết đến bạn cho các thông tin về phong tục cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt, hy vọng với bài chia sẻ này, Phong Thủy Phước Khang đã phần nào gửi đến bạn nhiều thồn tin bổ ích. Và đừng quên theo dõi chúng tôi qua Fanpage Facebook PHONG THỦY PHƯỚC KHANG và kênh Youtube Phong thủy Phước Khang để có thêm nhiều thông tin bổ ích về phong thủy bạn nhé.
XEM THÊM: