Hướng dẫn kính cúng ông Công ông Táo – Phong Thủy Phước Khang

Chủ đề hot:

Tử vi 2024

Hot

Lượt xem: 8

” Đi cầu công đức, về cầu ông Táo” Đây là câu ca dao chắc hẳn người Việt chúng ta ai cũng biết, ngụ ý nói về lòng viết ơn và sự kính trọng trước những điều tốt lành mà ông Công và ông Táo đã mang lại cho đời sống của người dân trên thế gian này.

Và cứ vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm mà các gia đình sẽ cùng nhau sắm sửa lễ vật để chuẩn bị cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên liệu cách cúng ông Công ông Táo như thế nào là chuẩn xác nhất? Bài viết sau đây của Phong Thủy Phước Khang sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, theo dõi ngay.

Ông Công ông Táo là ai?

Ông Công ônh Táo là gì
Ông Công ôn Táo là ai

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ trong Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng đã được biến hóa thành nhân vật trong câu chuyện dân gian “2 ông 1 bà” – bao gồm vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Trong tâm thức dân gian, họ thường được gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Và với mong muốn thần Bếp sẽ phù hộ và mang lại nhiều may mắn cho gia đình mình mà cứ vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là các gia đình người Việt cùng nhau làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời.

Tại sao lại có phong tục lễ rước ông Công ông Táo vào cuối năm?

Tại sao lại có phong tục lễ rước ông Công ông Táo vào cuối năm? 
Tại sao lại có phong tục lễ rước ông Công ông Táo vào cuối năm?

Vào mọi năm, ngay trước thềm tết đến xuân về, người Việt thường hay làm lễ rước ông Công ông Táo, và cho đến hiện nay phong tục này vẫn được nhân rộng và xem như một nét truyền thống tốt đẹp. Qua đó lễ rước ông Công ông Táo được tổ chức vì một số lý do như:

  • Thể hiện tình thương và lòng biết ơn đến các vi quan Thần: Qua đó người ta tin rằng ông Táo là người biết ơn và hay trân trọng điều tốt;
  • Yếu tố tâm linh và tín ngưỡng dân tộc: Bên cạnh đó người dân Việt Nam còn tin rằng ông Công ông Táo sẽ mang lại bình an, ban phước lành, sự tài lộc ấm no cho người dân trong dịp đầu năm mới.
  • Gắn kết tình thân và cộng đồng: Cũng nhân dịp lễ này, nhà nhà sẽ được sum vầy ở bên nhau và cùng tiễn đưa ông Táo về trời.

Ý nghĩa của lễ rước ông Công ông Táo

Ý nghĩa của lễ rước ông Công ông Táo 
Ý nghĩa của lễ rước ông Công ông Táo

Thần Táo quân theo quan niệm dân gian được coi là người quyết định vận may và sự phúc họa cho cả gia đình, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của ma quỷ, duy trì sự yên bình trong ngôi nhà.

Hành lễ cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no và thịnh vượng, sau đó mới đến việc thờ thần Bếp, người quản lý công việc nhà bếp. Khi ông Táo trở về thiên cung, người ta nói rằng ông Táo đánh cá chép về trời. Do đó trong ngày này, sau khi hoàn thành nghi lễ, mọi gia đình thường thả cá chép vào sông hoặc ao. Hành động này mang ý nghĩa tượng trưng cho việc vượt qua khó khăn, kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công, gắn liền với hình ảnh “cá chép hóa rồng”.

Lễ cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Lễ cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Thường trong phong tục lễ cúng ông Công ông Táo, các lễ vật cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • 3 chiếc mũ ông Công ( hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà);
  • Mũ hai cánh chuồn dành cho ông Táo;
  • Mũ không có cánh chuồng dành cho bà Táo
  • Cá chép: Bạn có thể chọn dùng cá thật hay cá giấy. Thường thì ở miền Bắc khi cúng người ta sẽ để một con cá chép trong chậu nước, mục đích ngụ ý cho việc ” cá chép hóa rồng”. Còn trong Nam thì sẽ sử dụng các chép giấy.
  • Giấy tiền vàng;
  • Đôi hia bằng giấy;
  • Một số đồ vật khác như: Hương, đèn nến, lọ hoa tươi và mâm ngũ quả,…

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo chuẩn xác nhất – Phong Thủy Phước Khang

  • Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Ngoài các lễ vật cần chuẩn bị như đã trình bày ở trên thì màu sắc của mũ, áo và hia ông Táo sẽ thay đổi theo năm phụ và phụ thuộc vào ngũ hành, cụ thể như:

  • Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng;
  • Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng;
  • Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh;
  • Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ;
  • Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

Và năm nay là năm hành kim, nên khi làm lễ cúng ông Táo thì đồ cúng cần chọn là màu vàng, ngụ ý sẽ mang lại may mắn hơn.

  • Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ sẽ gồm có:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 3 chén rượu
  • Thịt heo luộc
  • Gà luộc hoặc quay
  • Đĩa rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…1 tập giấy tiền, vàng mã
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 lọ hoa đào nhỏ

Và thực tế, một số gia đình tùy theo điều kiện kinh tế thì ngoài những món cần chuẩn bị như trên thì người ta cũng có thể chuẩn bị một mâm cỗ mặn khác, bao gồm các món như: xôi gà, chân giò luộc, các món thịt nấu với nấm hay măng,… Ngoài ra với các mâm lễ chay sẽ có các món gồm trầu, hoa quả, giấy tiền vàng bạc,…

  • Thứ tự cúng ông Công ông Táo

Trình tự trong nghi lễ cúng ông Công ông Táo như sau:

  • Đầu tiên sẽ chuẩn bị mâm cỗ đồ cúng gồm các lễ vật cần thiết;
  • Tiếp đến sẽ thắp nhang rồi đọc bài khấn ông Công ông Táo về trời;
  • Cuối cùng khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong. bạn sẽ đợi khi hương tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa, rồi đốt giấy vàng và thả cá chép.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?

Khung giờ tốt nhất có thể thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo mà bạn có thể tham khảo là:

  • Khi cúng vào ngày 21 tháng Chạp, bạn nên chọn giờ Mão (5 – 7h), giờ Ngọ (11 – 13h), giờ Thân (15 – 17h) hoặc giờ Dậu (17 – 19h). Trong số này, giờ Ngọ là thời điểm tốt nhất để cúng ông Công ông Táo bởi sẽ giúp thu hút may mắn, niềm vui, và giải trừ các khía cạnh xui xẻo và bệnh tật cho các thành viên trong gia đình.
  • Còn nếu lựa cúng vào ngày 23 tháng Chạp, thì hãy ưu tiên chọn giờ Thìn (7 – 9h) và giờ Tị (9 – 11h). Trong đó, giờ Thìn là giờ Tốc Hỷ và cũng là thời gian tốt nhất để cúng.
  • Ngoài ra, ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (11 – 13h) cũng là một lựa chọn thích hợp để cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giờ Ngọ của ngày này trùng với giờ Hắc đạo, nên giờ Thìn và giờ Tị có thể là sự thay thế tốt hơn.

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo mà bạn nên biết

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo mà bạn nên biết
Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo mà bạn nên biết

Để tránh mang lại những điều xui ruổi, thì trong quá trình thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, bạn cần nên lưu ý một số vấn đề cần tránh như sau:

  • Nên tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉnh tế trước khi lễ cúng và đọc văn khấn. Việc này sẽ có thấy sự chuẩn bị và lòng tôn kính của bạn dành cho các quan thần;
  • Trong lúc đọc văn khấn, phải thật sự thành tâm, nghiêm túc, giọng đọc cần rõ, to, không vấp;
  • Hạn chế việc xin tài lộc mà thay vào đó là hãy nhờ ông Táo báo những điều tốt đẹp sắp xảy ra;
  • Tuyệt đối không cúng sau 12 giờ đêm của tối 23;
  • Không nên đặt mâm lễ ở dưới bếp cũng như không nên thả cá chép từ trên cao xuống.

Vừa rồi chúng tôi đã gửi đến bạn các thông tin chi tiết về hướng dẫn cúng ông Công ông Táo chuẩn xác nhất năm 2023. Và để biết thêm chi tiết về dịch vụ cũng như được tư vấn, liên hệ ngay qua hotline: 0799 079 100 để nhận được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé.

Ngoài ra cũng đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về phong thủy, truy cập Fanpage Facebook PHONG THỦY PHƯỚC KHANG và kênh Youtube Phong thủy Phước Khang.

Cùng chuyên mục

Phong Thủy Phước Khang có thể giúp gì cho Bạn ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN VÀ NHẬN TƯ VẤN TỪ PHƯỚC KHANG

Tư vấn miễn phí từ thầy Quảng Tòng