Với việc tiếp nối truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, lễ Vu Lan ngày nay mang ý nghĩa giáo dục rất thiên liêng, hướng con người ta quay trở về nguồn cội, nhớ ơn ông bà, các đấng sinh thành, tiếp nối tinh thần báo ân , báo hiếu. Đây là đại lễ mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc và làm rạng rõ hơn nét đẹp cho đạo lý đền ơn đáp nghĩa của người Việt Nam. Để tiếp nối tinh thần đó cùng việc cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức bổ ích về cúng lễ Vu Lan, Phong Thủy Phước Khang mời bạn đến ngay với bài viết sau đây.
Lễ Vu Lan – Nguồn gốc và Ý nghĩa
Nguồn gốc
Lễ hội Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện trong kinh Vu Lan Bồn của Phật giáo. Đức Phật đã dạy Tôn giả Mục Kiền Liên, một trong 10 đệ tử xuất chúng của Ngài, cách báo hiếu đối với cha mẹ trong đời này và cả những đời sau. Khi Tôn giả Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, Ngài đã thấy mẹ Ngài đang chịu khổ trong cõi ngạ quỷ. Tôn giả Mục Kiền Liên đã cố gắng cứu mẹ nhưng thất bại vì ác nghiệp. Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ là thông qua sự hợp lực của chư tăng và cúng lễ vào ngày 15/7 âm lịch sau 3 tháng an cư kiết hạ. Qua việc này, mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên được giải thoát. Đức Phật cũng dạy rằng bất kỳ ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng nên tuân thủ cách này. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.
Ý nghĩa thờ cúng
Theo phong tục khi đến lễ Vu Lan, các gia đình thường chuẩn bị vật cúng nhầm để cầu bình an cho người đã mất và hóa giải nghiệp chướng của họ để cầu thêm phước đức cho mình.
Ngoài ra, mỗi độ khi đến lễ Vu Lan, khi đến chùa cúng viếng thì các phật tử sẽ được cài lên áo một nhành hoa hồng. Màu sắc của hoa sẽ mang nhiều hàm nghĩa, ví như màu hoa đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu hoa trắng sẽ cài cho những ai có mẹ đã đi xa.
Bên cạnh đó, người được cài hoa đỏ ngụ ý sẽ phải ghi nhớ lời gợi nhắc, đó là phải sống hiếu kính, vâng lời, lễ phép với mẹ cha. Còn ngược lại nếu cha mẹ không may qua đời thì nên sống thuận hòa với anh em, dòng họ.
Và cho đến hôm nay, lễ Vu Lan còn được hiểu theo nghĩa tích cực và rộng lớn hơn, là kêu gọi mọi người hãy sống theo tinh thần những gì đã được đức Phật dạy, khuyến khích con người có lòng từ bi hỉ xả, sống đúng đạo làm con, đền ơn bốn nguồn ân đức, lần được là tri ân, đền ơn cha mẹ sinh thành, thầy cô dưỡng dục, tri ân các bậc tiền bối thánh nhân, những anh hùng đã không tiếc mình hy sinh vì độc lập dân tộc.
Mâm cúng lễ Vu Lan gồm những gì?
Trong văn hóa người Việt, cúng lễ Vu Lan hay còn là lễ cúng cô hồn, để chuẩn bị cho ngày lễ này thì các gia đình thường chuẩn bị sẵn 3 mâm cúng, trong đó 1 mâm dùng để cúng Phật, 1 mâm cúng gia tiên còn mâm cuối cùng là để cúng cô hồn vất vưỡng.
Mâm cỗ chay
Lễ Rằm tháng 7 là dịp quan trọng đối với Phật tử, nhưng tầm quan trọng thực sự không nằm ở việc cúng lễ mà là tâm hồn. Điều quan trọng trong Phật pháp là lòng thành tâm báo ân và hiếu thảo. Tâm tốt mới là cốt lõi của con người và ý nghĩa thực sự của ngày lễ. Dù có mâm cao cỗ đầy đủ nhưng nếu thiếu lòng biết ơn và tôn kính cha mẹ thì ngày lễ chỉ là hình thức trống rỗng. Trong buổi cúng, bàn thờ của Phật thường đặt ở vị trí cao nhất. Người cúng có thể chọn hoa sen, hoa huệ, mẫu đơn, hoa cúc… Mâm cỗ thường là cỗ chay hoặc hoa quả. Và trên mâm cỗ chay ngày lễ Vu Lan sẽ gồm có các lễ vật như sau:
- Xôi trắng/Xôi gấc/Xôi đỗ xanh/Xôi vò hạt sen
- Giò, chả chay
- Nem chay/Nem hoa quả/Nem rau nấm
- Nộm rau củ/Gỏi chuối ngó sen
- Canh nấm/Canh rau củ/Canh bóng nấu chay
- Cải thìa sốt nấm hương/Đậu hũ non sốt nấm
Mâm cỗ mặn
Mâm cúng chúng sinh thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày 15/7 trong tháng 7 âm lịch. Lý do là bởi trong khoảng thời gian này, tín ngưỡng cho rằng vong linh đang trên đường trở về địa ngục. Qua đó trên mâm cúng gồm có các vật phẩm như:
- Muối, gạo (rắc 4 phương 8 hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng (cháo thánh) gồm 12 bát nhỏ
- Hoa quả (5 loại quả khác nhau)
- Quần áo nhiều màu sắc
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
- Tiền vàng
- Nước
- 3 nén hương, 2 ngọn nến nhỏ
Hướng dẫn cách cúng lễ Vu Lan báo hiếu
Giờ chuẩn cúng lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan là dịp quan trọng để thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, và tổ tiên. Thường lễ sẽ được tổ chức vào buổi sáng, còn nếu gia đình theo Phật Giáo, bạn có thể tham gia lễ tại chùa sau đó trở về nhà để thắp hương và tưởng nhớ đến gia tiên và ông bà cũng như cửu huyền thất tổ.
Cách bày trí mâm cúng lễ Vu Lan
Khi bày biện mâm cúng cho lễ Vu Lan, cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật gồm có bao gồm: Đĩa trầu cau, lọ hoa tươi, đĩa trái cây, hương/nhang, trà, rượu, vàng mã, đèn cầy/nến, mâm cơm canh chay hoặc mặn.
Văn khấn cúng lễ Vu Lan
Một số lưu ý khi cúng lễ Vu Lan mà bạn cần biết
Những việc nên làm
Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, những hoạt động sau đây khuyến khích bạn nên thực hiện:
- Đầu tiên đó là đi chùa khấn vái, cầu bình an cho cha mẹ và người thân;
- Tiếp đến là thăm mộ tổ tiên ông bà;
- Chuẩn bị các mâm cỗ để cúng gia tiên;
- Mua thêm các hoa quả, phần quà để lại nhà thăm hỏi ông bà, cúng biếu cha mẹ.
Ngoài ra, trong ngày lễ này bạn cần hạn chế thực hiện các việc như;
- Khai trường kinh doanh buôn bán;
- Tổ chức tiệc cưới hay sát hại con vật.
Lễ Vu Lan là một ngày lễ lớn, là ngày mọi người hướng về các đấng sinh thành và tri ân các bậc tiền bối đã có công dưỡng dục, dạy bảo và truyền dạy đạo lý cho mình. Qua đó Phong Thủy Phước Khang hy vọng với bài viết vừa được chia sẻ, chúng tôi đã phần nào cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức bổ ích về phong tục cúng lễ Vu Lan.
Ngoài ra đừng bên theo dõi chúng tôi qua Fanpage Facebook PHONG THỦY PHƯỚC KHANG và kênh Youtube Phong Thủy Phước Khang để có thêm nhiều thông tin bổ ích về phong thủy bạn nhé.
XEM THÊM: